Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

CHÉN CƠM NÊN THUỐC


BS LƯƠNG LỄ HOÀNG

Nếu dùng trang báo để nói dông dài về giá trị dinh dưỡng của hạt gạo thì chỉ lãng phí thời giờ của độc giả khi chén cơm đã gắn liền với lịch sử sinh tồn của con người trên 2/3 mặt địa cầu. Ngay cả nhiều người gia trắng nay cũng đã thay bánh mỳ bằng cơm. Nhờ tỷ lệ hài hòa giữa ba thành phần sinh tố, khoáng tố và chất xơ mà gạo là món ăn lý tưởng vì vừa cung cấp năng lượng cấp thời nhưng không gây béo phì, vừa bổ sung nguồn dự trữ dưỡng chất nhưng không tăng mỡ trong máu. Khéo hơn nữa là nhờ chất xơ mà ăn cơm không bị khó tiêu. Lá gan, trái thận nhờ đó khỏi mệt vì được nghỉ xả hơi thay vì phải làm công việc biến dưỡng cả ngày lẫn đêm.

Đáng tiếc là từ khi có nhà máy xay gạo, hạt gạo tuy trắng hơn, bóng hơn, đẹp hơn nhưng mặt khác lại đánh mất nhiều hoạt chất. Đáng nói hơn nữa là nhiều trường hợp bệnh lý trở thành nghiêm trọng từ khi chén cơm gạo trắng có mặt quá thường ngày trên bàn ăn. Do thiếu chất xúc tác biến dưỡng trong vỏ lụa của hạt gạo mà chất dưỡng, chất mỡ trong khẩu phần đơn điệu có đủ điều kiện để trở thành đòn bẩy cho bệnh tiểu đường, xơ vữa mạch máu, thoái hóa ác tính… Nhiều nhà nghiên cứu đã không quá lời khi nghi ngờ hạt gạo chà quá trắng là một trong các yếu tố dẫn đến nhiều căn bệnh “thời đại”.

Cũng chính vì thế mà ngay cả ở Châu Âu, nhiều thầy thuốc đã từ lâu kêu gọi người tiêu dùng trở về với thiên nhiên, trở về với các món ăn chế biến đa dạng từ hột gạo còn giữ nguyên vỏ lụa. Lý do rất đơn giản. Bên cạnh tập thể sinh tố C, B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A cũng như các khoáng tố sắt, magnê, phosphor, kẽm, vôi, molybden… cần thiết cho hoạt động tối ưu của hệ miễn nhiễm, hoạt chất trong vỏ lụa của hạt gạo, cụ thể là tập thể anthocyanin, với tác dụng trung hòa độc chất oxi hóa trong môi trường ô nhiễm, chính là lợi thế của hột gạo mang màu của thiên nhiên.

Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên gần đây, hiện không còn ai nghi ngờ về tác dụng bảo vệ vi mạch, chống lão hóa và nhất là ngăn hiện tượng ngẫu biến trong cấu trúc của tế bào, Nghĩa là phòng ngừa ung thư của anthocyanin. Thầy thuốc ở nhiều nước phương Tây ắt hẳn có lý do chính đáng khi cổ động dung anthocyanin để phòng tránh biến chứng trong bệnh tiểu đường, trong điều trị hậu ung thư.

Đáng tiếc vì nhiều thầy thuốc ở xứ mình vẫn chưa đặt anthocyanin trong màu của hạt gạo vào vị trí quan trọng trong phác đồ điều trị. Ung thư đã không thể tung hoành ngang dọc đến thế nếu thầy thuốc trong nhiều chục năm qua nhất quán với quan điểm là bệnh có thể dự phòng nếu tìm cách trung hòa độc tính của chất oxy-hóa trong môi trường ô nhiễm bằng cách mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên. Thuốc nào vừa ngon, vừa thân thiết với người dân da vàng cho bằng chén cơm thơm phức? Tại sao lại tiếp tục đầu độc cơ thể đã mệt nhoài bằng hóa chất tổng hợp khi gạo Mầm vibigaba, Tím Than, Huyết Rồng, Hắc Trân Châu, nếp Cẩm… khi chén cơm nên thuốc đang chờ người hiểu cách biến món ăn thành phương tiện phòng bệnh?

Khi nói sách mách có chứng, kết quả nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở Trung Tâm Điều Trị Oxy Cao Áp, Tp. HCM với giống gạo tím đặc sản cao cấp ST AN THỌ cho thấy:

1. Người bệnh tiểu đường có thể ăn đến hai chén cơm mỗi bữa, thay vì phải bóp bụng nhịn thèm theo tiêu chí “mỗi bữa chỉ được một chén cơm”, nhưng không tăng đường huyết.

2. Chỉ số xét nghiệm đặc hiệu HbA1C thực hiện trước và sau mô hình nghiên cứu lâm sàng cho thấy đường huyết ổn định sau 60 ngày dùng mỗi ngày một bữa cơm với gạo tím.

3. Tình trạng viêm thần kinh ngoại biên do hậu quả của bệnh tiểu đường, thể hiện qua dấu hiệu tê nhức, tê mỏi… được cải thiện rõ ràng sau 30 ngày có mỗi ngày một bữa cơm với gạo tím.

4. Lượng acid uric trước đó tăng cao (bệnh gút, viêm da thần kinh, sỏi tiết niệu) giảm đáng kể nếu bệnh nhân kết hợp gạo tím trong thời gian được diều trị bằng thuốc đặc hiệu. Tiến độ giảm acid uric nhanh gấp đôi nếu so với nhóm cũng được diều trị đặc hiệu nhưng không có gạo tím trong khẩu phần.

5. Hàm lượng homocystein trong máu của người thường đồng hành với stress, chất đòn bẩy khiến nhồi máu cơ tim, trở về định mức bình thường sau khi áp dụng gạo tím trong 10 ngày liên tục.

Sức khỏe con người gắn liền với chất lượng cuộc sống. Gạo tím ST AN THỌ còn thêm lợi điểm là hương vị độc đáo thừa sức để thực khách ăn rồi phải nhớ. Tuy vậy, với người muốn phòng bệnh không nhất thiết phải ngày nào cũng chén cơm gạo đỏ, gạo tím. Nhưng chục ngày trong tháng chủ động thay gạo trắng bằng gạo màu chính là biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể để qua đó gián tiếp mài nhọn sức đề kháng, nhất là sau bữa tiệc rượu thịt ê hề, trong giai đoạn làm việc căng thẳng, cho người cao tuổi… Biết cách dùng gạo còn vỏ lụa chứa anthocyanin để bảo vệ sức khỏe cũng tương tự như người hiểu chuyện làm ăn. Đợi chi đến hụt vốn mới kêu gọi đầu tư. Phòng bệnh bao giờ cũng an toàn và đơn giản hơn chữa bệnh.

Quả thật vô cùng đáng tiếc nếu không chỉ người bệnh, mà người chưa bệnh được hướng dẫn về cách dùng chén cơm sao cho nên thuốc nhờ loại gạo ít đường, nhiều đạm, dồi dào chất xơ và nhất là bọc kím bằng anthocyanin trong lớp vỏ lụa đậm đà hương sắc với màu hoa sim.


GẠO MẦM VIBIGABA KHUYẾN MÃI LỚN TẠI ĐÂY.


Bác sỹ Lương Lễ Hoàng
Trung tâm Oxy cao áp Tp. HCM
(Trích từ:
-       Tư liệu nghiên cứu của Kỹ sư Hồ Quang Cua

-       Kết quả khảo sát lâm sang của Bác sỹ Lương Lễ Hoàng)

1 comments:

  1. Công nhận gạo mầm vibigaba này hữu hiệu thiệt. Tôi dùng được 2 tháng thì bệnh tiểu đường của tôi giảm hẳn luôn. Phương thuốc này thật tuyệt, mong rằng nhiều bệnh nhân sẽ biết đến gạo mầm để điều trị bệnh tiểu đường

    Trả lờiXóa

 

Blogger news

Trần Văn Kiệm

“Thất bại chỉ là tình trạng tạm thời, nhưng bỏ cuộc biến nó thành tình trạng thường trực.”

“Hạnh phúc không phải là cảm giác tới đích mà trên từng chặng đường đi.”