Gạo mầm VIBIGABA và Gạo Tím Than |
Theo từ Hán Việt: Huyền nghĩa là đen tuyền (đen bóng, đen
ánh màu tím), Mễ là Gạo. Như vậy Huyền Mễ có nghĩa là Gạo Đen hay Gạo Tím, Nếp
Cẩm hay Nếp Than. Đây là một từ mà y học cổ truyền đã sử dụng từ lâu. Ngoài ra
Huyền Mễ còn có tên Trung Quốc là LÀM LÀNH XƯƠNG BỊ GÃY.
Do trình độ khoa học giới hạn, y học cổ truyền chú ý về
“Tính” mà không thiên về “Định”. Dần dần tiến bộ y học vén bức màn công hiệu
thần bí của Huyền Mễ mà cho ta biết tính năng của các thành phần trong đó. Gạo
tím Sóc Trăng được tổ chức lai chọn từ năm 2003 của hai tác giả là Hồ Quang Cua
và Trần Tần Phương có những đặc điểm như sau:
- Lớp Lức bọc bên ngoài: cung cấp cellulose giúp nhuận trường, tiêu độc.
- Bên trong chứa:
-
Vitamin: B1, B6, B12 với các tính năng đã được biết:
Kháng viêm và an thần.
-
Mầm gạo: chứa Gaba có công dụng dẫn truyền thần kinh,
ngăn ngừa stress, phục hồi trí nhớ trong trường hợp bệnh Parkinson, giúp lành
các tổn thương ở gan và thận.
-
Lớp sắc tố màu tím: Chứa Anthocyamin có công dụng chống
oxy hoá mạnh, giúp giảm trừ nhiều bệnh trong đó có tiểu đường, thống phong
(goute) có tính kháng viêm cao.
-
Các khoáng chất: Có nhiểu canxi giúp sớm lành xương bị
gãy, sắt giúp bổ máu, Kẽm và Mangan tăng tính chống oxy hoá cơ thể.
-
Trong cùng là tinh bột là chất cung cấp năng lượng
chính cho người Á Đông. Theo thực nghiệm lâm sàng của BS Lương Lễ Hoàng, bệnh
nhân tiểu đường mỗi bữa ăn hai bát cơm Huyền Mễ vẫn không làm tăng lượng đường
trong máu bởi ngoài tinh bột cơm còn chứa những chất có tính năng đã nêu trên.
Cơm gạo Tím Than (Huyền Mễ) |
Khi xưa ở Trung Quốc Huyền Mễ chì
là nếp rất dẻo, khó ăn cho nhiều người. Các nhà khoa học ở Viện Lúa Học Quốc Tế
đã nỗ lực lai tạo thành gạo tẻ. Tuy đã thành công nhưng lượng Anthocyanin vẫn
chưa cao thể hiện ở lớp vỏ lụa màu tím vẫn còn nhạt và mỏng.
Những nỗ lực từ
năm 2003 tới nay của các kỹ sư Sóc Trăng đã cho ra đời giống gạo tẻ tím than
đen tuyền với hai dạng hạt ngắn và dài, được thực nghiệm lâm sàng cho kết quả
giảm trừ được nhiều bệnh. Còn phẩm chất nấu nướng thì thật tuyệt vời vì được
lai tạo với những giống gạo thơm Sóc Trăng ngon nhất hiện nay.
Từ lâu ông cha ta đã biết chế biến rượu bổ từ
nếp than: Nếp được nấu chín, trải ra Diệm (hũ sành miệng rộng) cho nguội bớt,
lúc cơm còn ấm (nhỏ hơn 40 độ C) rắc men cơm rượu lên và đậ ủ lại. Khi men đã ăn gần sạch
cơm thì đổ rượu cao chữ (trên 45 độ cồn) vào để tránh bị chua và đậy kín.
Khoảng một tháng sau khi rượu đã dịu và vắt bỏ xác, lóng cặn. Rượu nếp than
được chế biến đúng phương pháp, chất lượng cao sẽ có màu đỏ hồng, trong, rất
bắt mắt. Dùng như rượu bổ (uống 1-2 ly mỗi ngày) sẽ có tác dụng tăng cường sức
khoẻ rất tốt.
CÁCH THU HOẠCH, XAY XÁT: Lúa được
sấy thật khô (độ ẩm 12) ngay sau khi thu hoạch để bảo quản cho tốt, tránh các
loại nấm mốc tấn công. Khi cần sử dụng thì đem xay lức và tách các hạt lẫn bằng
máy tách màu, sau đó gạo được đóng ngay bằng túi PE kín.
CÁCH NẤU NƯỚNG: Khác với gạo đỏ
cần ngâm nước trước khi nấu, gạo tím chỉ cần vo gạo và nấu lượng nước cao hơn
khối lượng gạo 60% (tỷ lệ Gạo/1,6 Nước) và cần thời gian nấu dài hơn gạo trắng.
Do vậy để thuận tiện nên nấu 1 lần và ăn cho cả ngày. CHÚ Ý cần vo gạo nhanh để
tránh mất màu tím của gạo.
Kỹ Sư: Hồ Quang Cua
gạo lứt tím than là loại gạo thảo dược rất tốt cho sức khoẻ. Chúng ta có thể sử dụng nấu cơm cho gia đình, nấu cháo cho em bé và người già nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể và phòng chống các loại bệnh nan y.
Trả lờiXóa